Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Tuyên cáo tín ngưỡng

TUYÊN CÁO TÍN NGƯỠNG:
Căn cứ vào Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
Điều 3.
Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Điều 14.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 15.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 24.
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 119.
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.



Căn cứ vào quyền con người (tức tuyên ngôn nhân quyền) của LHQ (1948) quy định:
Ðiều 17:
  1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
  2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
Ðiều 18:
Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.
Ðiều 19:
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Căn cứ vào thông điệp đầu năm 2014 của thủ tướng chính phủ đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng: "Công dân được làm những gì luật pháp không cấm".

Nay, tôi tuyên bố:
Tôi tín ngưỡng một vật, là tài sản của riêng tôi, do chính tôi làm ra (hoặc mua về, hoặc được tặng).
Vật đó, có kích thước tương tự như sau:

Và có hình dạng ngoài đời thực tương tự như sau:


Tôi gọi tài sản riêng này với tên gọi là lá cờ Tự do và Di sản, dịch sang tiếng Anh: Freedom and Heritage flag.

Theo những căn cứ nêu trên, tôi hoàn toàn có những quyền sau:
  • Quyền được sở hữu tài sản này (theo điều 17 quyền con người);
  • Quyền được treo tài sản này nơi công cộng hoặc nơi chốn riêng (theo điều 18 quyền con người);
  • Quyền được tự do biểu lộ sự tín ngưỡng của tôi với tài sản này nơi công cộng hoặc nơi chốn riêng (theo điều 18 quyền con người);
  • Quyền được thờ phượng tài sản này (theo điều 18 quyền con người);
  • Quyền được truyền dạy cho người khác nếu người đó muốn (theo điều 18 quyền con người);
  • Và nếu có nhiều người cùng tín ngưỡng như tôi, chúng tôi hoàn toàn được biểu lộ sự tín ngưỡng của mình với tư cách cá nhân, hay tập thể, ở chốn riêng tư hay nơi công cộng (theo điều 18 quyền con người);
Những quyền nêu trên đã được bảo hộ bởi điều 3, điều 14, điều 15, điều 16, điều 24, điều 119 của Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013.

Xin nhắc lại, đây là tài sản của riêng tôi, không phải là cờ nước ngoài (không có quốc gia nào hiện nay trên thế giới dùng cờ này), cũng không phải cờ của một doanh nghiệp, hay một cơ sở; do đó, tài sản này không chịu sự quy định về cách thức treo cờ (buộc treo chung với lá cờ đỏ sao vàng) của nước CHXHCN Việt Nam. Do đó, tôi không phạm tội ở điều 276 BLHS.

Do vậy, nếu kẻ nào cố tình vào nhà tôi (phạm tội xâm phạm chỗ ở công dân, điều 124 BLHS), hay cướp tài sản của tôi (vi phạm điều 133 BLHS); hoặc bắt cóc tôi nhằm chiếm đoạt tài sản của tôi (vi phạm điều 134 BLHS); hoặc cưỡng đoạt tài sản của tôi (vi phạm điều 135 BLHS); hoặc cướp giật tài sản của tôi (vi phạm điều 136 BLHS); hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của tôi (vi phạm điều 137 BLHS); hoặc trộm cắp tài sản của tôi (vi phạm điều 138 BLHS); hoặc chiếm giữ trái phép tài sản của tôi (vi phạm điều 141 BLHS); hoặc sử dụng trái phép tài sản của tôi (vi phạm điều 142 BLHS); hoặc hủy hoại hay cố ý làm hư hỏng tài sản của tôi (vi phạm điều 143 BLHS); hoặc vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của tôi (vi phạm điều 145 BLHS): Kẻ đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật do hành vi vừa gây ra của mình.

Nếu kẻ nào truy tố trách nhiệm hình sự tôi (là người không có tội): Kẻ đó vi phạm điều 293 BLHS: Kẻ đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật do hành vi vừa gây ra của mình.

Nếu người quân nhân nào có hành vi quấy nhiễu tôi: Kẻ đó vi phạm điều 338 BLHS: Kẻ đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật do hành vi vừa gây ra của mình.

Do đó, hãy tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của tôi, và các quyền mà tôi được phép có, mà tôi đã nêu ra ở trên.

Trân trọng.

Việt Nam, ngày 4/4/2014.
HTTL

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét