Căn cứ vào:
- Hiến Pháp của nước CHXHCNVN năm 2013;
- Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và Chính trị (ICCPR) do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03 năm 1976 mà Việt Nam đã gia nhập từ năm 1982;
- Công dân Việt Nam được làm những gì mà pháp luật không cấm.
THÔNG CÁO VỀ SỰ THÀNH LẬP CỦA ĐẢNG CỘNG HÒA:
Thể theo Hiếp Pháp của nước CHXHCNVN năm 2013 quy định:
Điều 12:
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Điều 14 khoản 1:
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 16:
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 119 khoản 1:
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
Thể theo Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và Chính trị (ICCPR) quy định:
Quyền tự do hội họp và lập hội (Freedom of Assembly Association) gồm:
Điều 21:
Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.
Điều 22 khoản 1:
Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
Quyền được tham gia chính trị (Right of Political Participation) với điều 25:
Vì nhà nước CHXHCNVN là một nhà nước của dân, do dân, và vì dân, cho nên tôi có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại Việt Nam phải nhanh chóng cấp giấy phép cho Đảng Cộng Hòa hoạt động.
Trong thời gian chờ cấp phép chính thức, Đảng Cộng Hòa không những không bị cấm, trái lại vẫn được quyền hoạt động, thể theo bản Hiến Pháp 2013 và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký.
Trân trọng.
_______________________________
Phụ đính:
Trang 369 cuốn:
Điều 25:Nay, tôi quyết định thành lập Đảng Cộng Hòa tại Việt Nam:
Không bị kỳ thị (như đã quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lý, mọi công dân đều có quyền và có cơ hội:
Được tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển chọn.
Được bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý nguyện của cử tri.
Được quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
- Tên Đảng tiếng Việt: Đảng Cộng Hòa;
- Tên Đảng tiếng Anh: Republican Party (of Vietnam);
- Tên viết tắt: RPV, RPViet;
- Tên người sáng lập (Founder): Nguyễn Viết Dũng;
- Địa chỉ: Trần Phú - Hậu Thành - Yên Thành - Nghệ An
- Email: Brave.RPV@gmail.com
- Chủ trương: Ôn hòa, đem lại tự do cho Việt Nam trong hòa bình, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Vì nhà nước CHXHCNVN là một nhà nước của dân, do dân, và vì dân, cho nên tôi có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại Việt Nam phải nhanh chóng cấp giấy phép cho Đảng Cộng Hòa hoạt động.
Trong thời gian chờ cấp phép chính thức, Đảng Cộng Hòa không những không bị cấm, trái lại vẫn được quyền hoạt động, thể theo bản Hiến Pháp 2013 và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký.
Trân trọng.
Việt Nam, ngày 3 tháng 4 năm 2015.
Người sáng lập Đảng Cộng Hòa
Nguyễn Viết Dũng.
_______________________________
Phụ đính:
Trang 369 cuốn:
GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ (ICCPR, 1966)
của:
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN
CON NGƯỜI & QUYỀN CÔNG DÂN
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
HÀ NỘI – 2012
có nêu rõ:
14.3. Quyền tự do lập hội – Điều 22
a. Khái niệm “hội”
Tự do lập hội cho phép các cá nhân liên kết lại với nhau thành nhóm để theo đuổi lợi ích, mục đích hay sự quan tâm chung. Các nhóm đó có thể là các câu lạc bộ thể thao, hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ, công đoàn, tổ chức tôn giáo, chính đảng và công ty.
Khái niệm “hội” (association) trong tiếng Anh có nội hàm rất rộng.
Đảng Cộng Hòa chủ trương ôn hòa, đem lại tự do cho Việt Nam trong hòa bình, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì không thể là 1 tà đảng, mà chỉ có thể là 1 chính đảng.
Chính đảng này cần thiết phải được hoạt động hợp pháp, công khai.
_______________________________
Liên kết:
Liên kết:
- Hiến Pháp 2013: http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28814
- ICCPR: http://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/ccpr.aspx
- Trang FB của Đảng Cộng Hòa: https://www.facebook.com/RPViet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét