Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

ĐƠN KIỆN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM PHẢN BỘI TỔ QUỐC

Bài này đã được HTTL đăng tải lần đầu tại địa chỉ facebook của tôi, ngày 5 tháng 2 năm 2014.
Bài này, cũng chính là bài "Tóm gọn lịch sử Việt Nam thời kỳ tiền 1945 - hậu 1975", tóm tắt quá trình cướp nước, bán nước và hại dân của một đảng phái ngoại lai: Đảng cộng sản.
Kính mời quý vị đọc bài:
------------------------------------------------
ĐƠN KIỆN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM PHẢN BỘI TỔ QUỐC
Nước Việt ngày 26 tháng 1 năm 2014.
Kính gửi: Nhân dân nước Việt.

Căn cứ vào Hiến Pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013 ghi rõ:
Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Điều 4.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
Điều 16.
1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 28.
1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Điều 45.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Điều 44.
Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Vậy, nay, tôi, 1 công dân nước Việt, đã có những chứng cứ xác thực khẳng định việc Đảng CSVN phản bội Tổ Quốc, bán nước. Đã bán nước tức là đã trực tiếp và gián tiếp hại nhân dân, do đó tôi viết đơn này.

Theo thống kê không đầy đủ của tôi, thì Đảng vi phạm các tội theo thứ tự như sau:

1. ĐẢNG CƯỚP NƯỚC LẦN 1 (HỒ CHÍ MINH):
Ảnh 01: Tuyên ngôn độc lập của Đế Quốc Việt Nam.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Cách thức treo cờ

NGHI THỨC TREO QUỐC KỲ VIỆT NAM CỘNG HÒA
Quốc kỳ Quốc Gia Việt Nam tại Phủ Chủ Tịch - 1953 (Tức Bắc  Bộ phủ, hay còn gọi là Toàn Quyền Đông Dương)


PHẦN 1: CÁCH THỨC TREO CỜ (CHUNG):

Cờ vàng trên đường phố San Diego - USA (cách treo sai [1])

Trước hết, cờ phải treo vào trụ, không được treo vào cột đèn, cổng hay gốc cây.
Chiều cao của trụ cờ phải tương ứng với kích thước lá cờ:
  • Cờ 0.9m x 1.3m (3' x 4.5'): Cột cao 5.1m tới 6m (17' tới 20');

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Kích thước lá cờ Tự do và Di sản

Kích thước chuẩn của lá cờ Tự do và Di sản (Freedom and Heritage flag construction):
The standard size of the Freedom and Heritage flag

Các tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ

Các tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ
của Chính phủ Hoa Kỳ, người dịch: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam 

Dưới đây là các tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn từ năm 1791 đến năm 1992. Mười tu chính án đầu tiên được gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ được thông qua ngày 15 tháng 12 năm 1791, tu chính án thứ 26 được phê chuẩn ngày 5 tháng 7 năm 1971. Thực tế thì Tuyên ngôn Nhân quyền có tổng cộng 12 điều trong đó chỉ các điều từ 3 đến 12 được thông qua năm 1791, điều 2 được thông qua năm 1992 còn điều 1 chưa bao giờ được thông qua. Do đó chỉ các điều từ 2 đến 12 là các tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ.
Tượng Nữ thần Tự do -  Statue of Liberty National Monument

Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ

Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ (năm 1791) của Quốc hội Hoa Kỳ
Thông qua năm 1791 (vẫn còn được sử dụng, dù điều số 1 chưa bao giờ được thông qua, và điều số 2 đến năm 1992 mới được thông qua)
-------------------------------------------------------------------------------
Dự thảo ngày 8 tháng 6 - 25 tháng 9 năm 1789; Ký ngày 28 tháng 9 năm 1789; Các điều từ 3 đến 12 được thông qua ngày 15 tháng 12 năm 1791; Điều 2 thông qua ngày 7 tháng 5 năm 1992.
-------------------------------------------------------------------------------
Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ là 10 tu chính án đầu tiên cho Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Các tu chính án này đã được James Madison đưa ra trong một loạt các tu chính án hiến pháp vào năm 1789 tại Đại hội thứ nhất. Mười tu chính án này đã được phê chuẩn và trở thành Đạo luật Nhân quyền (hay Mười điều khoản về nhân quyền của Hiến pháp Mỹ) vào năm 1791. Các tu chính án này hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang, bảo vệ quyền của tất cả công dân, những người sinh sống và khách trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Trong các quyền được liệt kê mà các tu chính án này đảm bảo có: tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do tôn giáo; quyền được mang vũ khí của người dân; quyền tự do hội họp; quyền tự do kiến nghị; và các quyền không bị lục soát và tịch thu vô lý; hình phạt tàn bạo và bất bình thường; và tự buộc tội do bị ép buộc. Tuyên ngôn nhân quyền cũng hạn chế quyền của Quốc hội bằng cách cấm Quốc hội ban hành luật về thành lập tôn giáo và bằng cách cấm chính quyền liên bang tước quyền sống, quyền tự do hay tài sản của bất cứ người nào mà không thông qua tố tụng pháp luật.
Tuyên ngôn Nhân quyền là văn bản thứ ba trong ba văn bản có tên chung là Hiến chương Tự do cùng với Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp.
Ảnh chụp tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ - 1791

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Các điều khoản Hợp bang (năm 1777)

Các điều khoản Hợp bang (năm 1777) 
Quốc hội Lục địa Hoa Kỳ, người dịch: Nguyễn Cảnh Bình 

Lời người dịch: Sau khi tuyên bố độc lập, ngày 11 tháng Sáu năm 1776, Đại hội các thuộc địa đã bổ nhiệm Ủy ban soạn thảo Hiến pháp cho liên minh 13 tiểu bang độc lập. Văn bản này được Đại hội các thuộc địa phê chuẩn ngày 15 tháng Mười một năm 1776. Mô hình này chỉ thiết lập một cơ quan duy nhất điều hành mọi hoạt động là Quốc hội Hợp bang, với đại biểu do các tiểu bang bổ nhiệm, có nhiệm kỳ một năm. Các tiểu bang có quyền triệu hồi các đại biểu của mình và số lượng các đại biểu cũng không bị cố định mà tùy thuộc vào chính quyền tiểu bang.

Mô hình chính quyền này của Hợp bang rất nhiều khiếm khuyết, đặc biệt là việc kết hợp mọi quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp vào tay Quốc hội Hợp bang. Ngoài ra, điều khoản đòi hỏi phải có đủ sự chấp thuận của cả 13 tiểu bang để ban hành bất cứ đạo luật nào, đã cản trở rất nhiều hoạt động của chính quyền khiên nền kinh tế và chính trị Mỹ hầu như bị tê liệt trong giai đoạn 1781-1789. Những khiếm khuyết của mô hình này dần dần bộc lộ trong những năm hòa bình. Những trục trặc không thể sửa chữa của hệ thống chính quyền Hợp bang Mỹ đã dẫn tới nhu cầu cấp thiết xây dựng một thể chế chính quyền mới. Đó là mục tiêu mà Quốc hội Hợp bang đã tổ chức Hội nghị Lập hiến vào năm 1787.

Vì văn bản này rất quan trọng trong việc nghiên cứu bản Hiến pháp Mỹ, tôi dịch toàn văn kèm để các độc giả dễ so sánh với bản Hiến pháp 1787 về mô hình chính quyền Mỹ trong hai thời kỳ này. Tuy nhiên, văn phong của Các điều khoản Hợp bang khá dài dòng, kiểu cách và khó hiểu hơn nhiều so với bản Hiến pháp năm 1787. Chi tiết các cuộc tranh luận liên quan đến Các điều khoản Hợp bang và Tuyên bố chính thức của Quốc hội Hợp bang được trình bày trong cuốn Elliot's Debates tập I, xuất bản năm 1861 và nhiều nguồn tài liệu khác. Ngoài ra, độc giả có thể truy cập văn bản này ở dạng online trong Thư viện Quốc hội Mỹ.

Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ



Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ (năm 1776) 
Quốc hội Lục địa Hoa Kỳ, dịch bởi: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688. Bản Tuyên ngôn đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King Jr.và Abraham Lincoln.
Hình minh họa lá cờ 'Betsy Ross' với 13 ngôi sao, thể hiện 13 bang đầu tiên của nước Mỹ.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của nước Hoa Kỳ. Đây là bản hiến pháp đầu tiên của thế giới được soạn thảo ngày 17 tháng 9, 1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (tòa án) do Montesquieu, một triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên.

Bản dịch sau đây dịch từ trang web http://constitutionus.com/, http://www.usconstitution.net/const.pdf‎

Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, chỉ có bản gốc tiếng Anh mới có giá trị pháp lý, tuy nhiên, tôi hy vọng rằng bản dịch này sẽ giúp người Việt hiểu rõ hơn về Hiến Pháp của một đất nước tự do: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967

Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967 (năm 1967)
của Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng Hòa
QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp ngày 18 tháng 3 năm 1967.

LỜI MỞ ĐẦU

Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước;
Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau;
Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chấp thuận Bản Hiến Pháp sau đây:

Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956

Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 (năm 1956)
của:
Quốc hội Lập hiến Việt Nam Cộng hòa
QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp ngày 20 tháng 10 năm 1956.

LỜI MỞ ĐẦU

Tin tưởng ở tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;
Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy;
Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trong cương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia;
Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến:
Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;
Nguyện vọng ấy là:
Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị;
Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;
Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị;
Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng;
Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.
Sau khi thảo luận, chấp nhận bản Hiến pháp sau đây:

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Sự nghiệp lẫy lừng trên biển của vua Gia Long

Tác giả: Nguyễn Quang Ngọc.
------------------------------------------------

Bài viết: Sự nghiệp lẫy lừng trên biển của vua Gia Long 

Vua Gia Long. Ảnh minh họa: phaply.net.vn
Thủy quân - sức mạnh triều Nguyễn
_______________________________
Đã quá lâu rồi người ta quen nhìn nhận tất cả những gì của Tây Sơn thì đều là tiến bộ và cách mạng, còn của nhà Nguyễn thì chỉ là lạc hậu và phản động, mà quên đi rằng Tây Sơn đến thời Quang Toản cũng đã tàn tạ, suy kiệt và đâu còn tiến bộ nữa. 
Nguyễn Ánh đành rằng phải chịu trách nhiệm hết sức nặng nề trước lịch sử vì đã từng rước quân ngoại bang về dày xéo bờ cõi. Nhưng ông là người có tài cầm quân, có tài tổ chức và tập hợp dân chúng, thừa hưởng được những thành quả của các thế hệ cha ông và của cả Tây Sơn nữa, nếm mật nằm gai mở cõi và định cõi, làm nên một nước Việt Nam thống nhất, rộng dài và trọn vẹn như ngày hôm nay. Sự nghiệp này của ông liệu có lẫy lừng không nhỉ?
_______________________________
Hơn 40 năm trước, từ khi còn là sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi đã từng trăn trở về câu ca dao này:

“Lạy trời cho chóng gió nồm, 
Để thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra”.

Lúc đầu tôi không hiểu và còn buồn cho những người dân mà tôi nghĩ là họ thiếu “ý thức chính trị”. Nhưng khi đi sâu tìm hiểu sự thay đổi tương quan lực lượng giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh từ sau khi vua Quang Trung tạ thế, thì tôi mới vỡ lẽ ra rằng sự mong đợi của họ là đúng và có lý. Đã đến lúc họ trông chờ đoàn thuyền hùng mạnh của Nguyễn Ánh ào ra Bắc lật nhào ngai vàng ruỗng nát của vua Quang Toản càng sớm càng tốt.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Tóm gọn quá trình mở mang bờ cõi của ĐẠI VIỆT

Nguồn: facebook Đại Việt Quốc.
------------------------------------------------------
Bài viết: Tóm gọn quá trình mở mang bờ cõi của ĐẠI VIỆT.
_________________________________
PHẢI NHẮC LẠI VÀ PHẢI NHỚ:
1. Khi tộc Hoa chưa thành hình, tộc Việt đã mở mang bờ cõi rộng lớn. Thất bại lớn nhất của dân tộc ta đó là: Khi mở mang bờ cõi vào Nam (mà công lớn nhất thuộc về vua chúa triều Nguyễn), chúng ta đã để mất đất đai phía Bắc. Trách nhiệm của con cháu Lạc Hồng là đuổi Việt Cộng ra khỏi Việt Nam hiện nay, và khi Tàu Cộng sụp đổ thì cùng nhau lấy lại trọn vẹn lãnh thổ Đại Việt. Nếu không, tộc Việt sẽ vô cùng nhục nhã khi xuống suối vàng gặp tiền nhân, bị tiền nhân xỉ vả trách mắng vì đã không giữ được những miền đất mà tổ tiên đã khai phá.

2. Tộc Việt tuy có bề dày lịch sử hơn 7000 năm, nhưng do quá trình bị tộc Hoa đô hộ, lịch sử đã bị đánh tráo, dẫn đến tộc Việt giờ mất gốc nên trở thành ti tiện hèn hạ. Chúng ta phải xây dựng đất nước hùng cường và trả lại nguyên vẹn giá trị sự thật lịch sử, bằng không tộc Việt sẽ mãi mãi bị thế giới coi thường.

3. Về tộc Hoa: Tộc Hoa là một tộc người khiếp nhược, luôn luôn sống trong sự sợ hãi và luôn có tâm lý đội trên đạp dưới. Thể hiện rõ nhất là qua biểu tượng của tộc Hoa này nay: Vạn Lý Trường Thành. Vạn lý thành vốn dĩ không phải là 1 thành liền mạch, nó vốn là các tường thành rời rạc của các quốc gia nhỏ, mục đích là xây để đề phòng Hung Nô xâm lược. Sau này tần thủy hoàng thống nhất đất nước thành nước Tần (Qin Empire) rồi cho xây nối, nhưng mục đích vẫn là chống vó ngựa Hung Nô.

4. Đại Việt Quốc (Great Viet Empire or Great Yue Empire) là một quốc gia rộng lớn, tộc Việt phải đứng lên mạnh mẽ để phục quốc. Đừng mang tâm lý khiếp nhược để rồi chịu ti tiện hèn hạ suốt đời.

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Tóm Gọn 5000 năm SỬ VIỆT XƯA

Nguồn bài viết: facebook Đại Việt Quốc, tác giả: Nguyễn Thanh Đức.

+++++++++++++++++++++++++++++++
MỤC LỤC:
1. THỜI KHỞI NGUYÊN : 5000-2879 ttl.
2. THỜI HÙNG : 2879-180 ttl.
3. THỜI HÙNG 1 : 2879-2070 ttl.
4. THỜI HÙNG 2 : 2070-1600 ttl.
5. THỜI HÙNG 3 : 1600-1046 ttl.
6. THỜI HÙNG 4 : 1046-180 ttl.
7. THỜI SUY VI : 180 ttl - 906 dl.
8. THỜI PHỤC HƯNG : từ 906 dl.
+++++++++++++++++++++++++++++++

1. THỜI KHỞI NGUYÊN : 5000-2879 TTL [2121 năm]

1.1 Hai Ông Bà Tổ và vùng Đất Khởi Nguyên.
a. Hai Ông Bà Khởi Tổ của Tộc Việt ở vùng Hồ Đồng Đình, phía nam trung lưu sông Dương Tử, khoảng năm 5000 ttl, cách đây 7000 năm.*1
Từ đó, Dân Việt ngày thêm đông đúc, và tỏa lan khắp các vùng chung quanh. Vùng sông hồ Đồng Đình đã giúp Dân Việt thạo nghề đánh cá và nông nghiệp lúa nước.
Nhờ nhiều thuận hợp đặc biệt của vùng Đất Tổ Đồng Đình, dân Việt đã phát triển một nền Văn hóa Nông nghiệp Lúa nước nổi bật hơn những nền văn hóa lúa nước khác. (Bản đồ 1).*2