Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Cách làm lá cờ Tự do và Di sản

Có 3 cách may cờ vàng 3 sọc đỏ, là cờ may, cờ in, và cờ sơn [bền] (không tính cờ dán [không bền]):

1. Cờ may:
May thẳng 3 sọc đỏ vào lá cờ vàng, theo đúng kích thước chuẩn như trên.
Nếu làm được như vậy, lá cờ sẽ bền, và đẹp:

Facebooker Lương Tha Hương: "Đang may CỜ VÀNG tại quê nhà..." - ảnh đăng hồi 19:09 Mar/30/2014


Ưu điểm: Cờ bền, đẹp theo thời gian.
Nhược điểm: Cần sự khéo tay, mà chỉ có thợ may mới dễ làm được.

2. Cờ in:
Là cờ chỉ may viền, còn 3 sọc đỏ đã in sẵn trên dải vàng dài (làm cờ, người ta cắt ra theo đúng tỷ lệ):
Cờ in (Ảnh: Tee Libra gởi HTTL ngày 13/1/2014)
Ưu điểm: Nhanh, gọn, chính xác, có khả năng sản xuất được hàng loạt.
Nhược điểm: Bởi lý do sản xuất hàng loạt, nên không thích hợp nếu bạn chỉ cần may 01 lá cờ.

3. Cờ sơn:
Là cờ may viền, và 3 sọc đỏ dùng sơn quét hoặc sơn phun:
Cờ sơn (HTTL tự làm, và đăng tải lên facebook ngày 29/3/2014)
Ưu điểm: Làm khá nhanh, người bình thường cũng có thể làm.
Nhược điểm: Nếu làm nhiều, thì sẽ tốn thời gian hơn so với cờ may, tốn hơn nhiều lần so với cờ in.

4. Cách làm cờ vàng 3 sọc đỏ (cờ sơn):
4.0. Chuẩn bị:
  1. 1 xấp vải vàng;
  2. 1 lọ sơn phun đỏ (mã A 211);
  3. 1 cuộn băng dính to (bán phổ biến ở Việt Nam, dải rộng 4.6cm);
  4. 1 cây kéo;
  5. Vài tờ báo.

Cờ vàng, bước 0: Chuẩn bị (vải)

4.1. May viền:
Bạn tự may, nếu không giỏi may, bạn có thể nhờ thợ may, để may thành 1 ngọn cờ vàng trơn, gọi là phôi cờ (chưa có 3 sọc đỏ):
Cờ vàng, bước 1: May viền cờ và lỗ treo cờ
4.2. Dán băng dính (mục đích chặn sơn phun):
Công đoạn quan trọng.
Trước khi dán, trải báo xuống dưới trước rồi mới trải cờ lên, tránh để bẩn cờ.
Dán phần sọc vàng, chừa lại phần sọc đỏ.
Dán cả 2 mặt cờ, và 2 mặt này trùng khít nhau (có thể giơ lên ánh sáng, để chấm điểm cần dán, xong để xuống dán).
Cờ vàng, bước 2: Đo kích thước và dán băng dính chống sơn lên phần sọc vàng
Công đoạn này quan trọng bởi 2 lý do sau:
  • Thứ nhất: Phải dán thẳng, đúng kích thước: nếu dán bị lệch => sọc đỏ/vàng sẽ lập tức bị xiêu vẹo; nếu dán 2 bên không khít nhau thì sẽ thành cờ xấu (bad flag);
  • Thứ hai: Dán xong, miết cho băng dính chặt vào vải. Nếu không dính chặt, mà chỉ cần bị vênh 1 chút => sơn sẽ chui vào chỗ vênh => bad flag.
Tốt nhất nên căn từ vạch giữa để dán chuẩn. Sau khi dán xong, để tránh sơn dính sang phần cờ khác, nên chuẩn bị 02 tờ báo để che 2 bên lại như hình:
Cờ vàng, chuẩn bị sơn.
4.3. Sơn phun:
Trước khi sơn, lắc đều ống sơn, xịt thử ra chỗ khác.
Khoảng cách giữa ống sơn phun và lá cờ là khoảng 25-30cm.
Sơn đến đâu, nhớ kéo báo che phần ngoài đến đó, cho đến khi sơn xong hết một mặt:
Cờ vàng, bước 3a: Sơn phun. Xịt đều tay. Ống sơn cách lá cờ từ 25 đến 30cm

Cờ vàng, bước 3b: Sơn xong 1 mặt, để khoảng 5-10 phút cho sơn khô..
Cờ vàng, bước 3b: Sau đó, lật mặt bên để tiếp tục sơn. Sơn xong, ta để tiếp 30 phút cho sơn khô..

..hoặc treo lên để hong khô. Nhớ treo thẳng cờ, tránh treo nghiêng cờ, dễ chạm sơn.

Cờ vàng, bước 3c: Bóc băng dính ra khỏi lá cờ.

Kết quả cờ sơn: Lá cờ vàng 3 sọc đỏ.
Lá cờ vàng 3 sọc đỏ còn gọi là lá cờ Tự do và Di sản, với ý nghĩa:
  • Nền vàng tượng trưng cho đất mẹ Việt Nam, ba sọc đỏ trên lá cờ tượng trưng cho Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đoàn kết dưới một ngọn cờ, thể hiện lãnh thổ Việt Nam là lãnh thổ bất khả phân;
  • Cờ vàng với nền sọc đỏ, còn tượng trưng cho dòng máu đỏ da vàng, vốn dòng con Lạc cháu Hồng, là lá cờ tượng trưng cho cội nguồn của Việt tộc;
  • Ba sọc đỏ là quẻ Càn (trong kinh Dịch), tượng trưng cho trời; nền vàng tượng trưng cho đất; do đó lá cờ vàng 3 sọc đỏ là lá cờ Càn-Khôn, tượng trưng cho sự bất diệt.
Bởi lý do đó, mà đến hôm nay và cho đến mai sau, lá cờ vàng 3 sọc đỏ sẽ mãi mãi tung bay kiêu hãnh trên khắp năm châu.
Kết quả: Lá cờ TỰ DO tung bay lần đầu tiên tại xứ Nghệ, sau 60 năm bị gián đoạn (khi hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước bị ký kết). 15h ngày mồng 4 tháng Tư năm 2014.

5 nhận xét: