Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Lịch sử cờ vàng (lá cờ Tự do và Di sản)

 Quốc kỳ là một biểu tượng của một Quốc Gia về ý chí, sức mạnh và sự thống nhất của toàn dân mà mọi công dân đều hãnh diện treo cao, kính cẩn chào khi bình thường và xả thân chiến đấu để bảo vệ khi hữu sự.
Quốc kỳ hiện diện mọi nơi như là hình ảnh và hồn thiêng đất nước, tại các công sở, trường học, các tòa nhà đại sứ đại diện cho Quốc Gia, dẫn đầu các đoàn thể thao, diễn hành văn hóa... như là niềm kiêu hãnh Quốc Gia, là biểu tượng hướng dẫn chỉ đường cho mọi hoạt động của đồng bào, được sinh sống trong công bằng, tự do và dân chủ.
1. 5000 năm văn hiến nước Việt, hay mấy chục năm đảng hiến cho Tàu?

Ở bài trước (lịch sử lá cờ đỏ sao vàng), chúng ta được biết rằng: Lá cờ đỏ sao vàng, vốn dĩ chỉ là cờ của chính quyền tỉnh Phúc Kiến - Trung Quốc, được dùng trong khoảng thời gian cụ thể từ ngày 21 tháng 11 năm 1933 -> 21 tháng 1 năm 1934 (2 tháng).

Sau này, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh - lãnh tụ cộng sản việt nam) đã mang về nước Việt Nam qua cửa khẩu Việt - Trung, và quả đúng như tên gọi: Ông ta đã thành công, khi áp đặt được lá cờ đỏ sao vàng, vốn thấm đẫm máu và nước mắt, thấm đẫm sự tủi nhục của dân tộc (xin xem thêm bài đảng CSVN phản bội Tổ Quốc), làm quốc kỳ cho Việt Nam.

Đây, quả là một sự tủi nhục cho dân tộc, cho Tổ Quốc Việt Nam.

Bởi, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, vốn gắn liền với lá cờ vàng (Hoàng Kỳ).

Bởi, Trung Quốc luôn luôn, và vẫn đang là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam (chứ không phải là người bạn 16 vàng 4 tốt như những gì mà Việt cộng ma mị, tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật), và quá trình chống kẻ thù xâm lăng lãnh thổ Việt Nam, là gắn liền với ngọn Hoàng Kỳ.

Trong gần 5000 năm văn hiến nước Việt (tính từ thời mở nước, Hồng Bàng năm 2879 BC), thậm chí kể cả khi phải chịu 1000 năm đô hộ giặc Tàu, chưa có lúc nào trang sử Việt lại nhuốm một màu đỏ máu như thời chủ nghĩa cộng sản, một thứ chủ nghĩa không phải là của dân tộc ta, một thứ chủ nghĩa, đã gieo rắc biết bao nhiêu tang tóc cho nhân loại trên thế giới.

Cần nhắc lại và phải nhớ: Trung Quốc (Hoa tộc), luôn luôn là kẻ thù truyền kiếp của Việt tộc, từ quá khứ cho tới hiện tại.

Từ khi khai hoang mở cõi, lập quốc, đất nước ta đã luôn luôn bị đặt trong nguy cơ Bắc thuộc, biết bao nhiêu đời anh hùng dân tộc đã không chịu phận nước bé, đã đứng lên chống lại quân Trung Quốc xâm lược: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền (trong thời kỳ chống Bắc thuộc, từ thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 10)...

Vậy mà, ngày nay, dưới lá cờ máu sao vàng, đảng csvn, chỉ vì tham-sân-si, muốn giữ vững ngai vàng cai trị, mà đã cam tâm tình nguyện hiến non sông cho giặc Tàu.
Ngày xưa, vua Lê Thánh Tông (1442-1497, thời Hậu Lê) đã nói gì?
"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di"
Lời ngài nói, sử sách còn lưu (Đại việt Sử ký toàn thư).

Vậy, đảng cộng sản việt nam đáng tội gì, khi từng bước bán đất, bán tài nguyên, dâng đất đai (Ải Nam Quan) và biển cả (công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958) cho giặc Tàu?
Đảng cộng sản việt nam đáng tội gì, khi không mang lại hạnh phúc cho nhân dân, khiến đồng bào ta phải tha phương cầu thực để mưu kế sinh nhai (di cư trong nước, xuất khẩu nô lệ với tên gọi XKLĐ, xuất khẩu phụ nữ làm vợ, làm gái ở xứ người)...? (xin xem thêm bài "đảng CSVN phản bội Tổ Quốc" và bài "cường quốc về dân số?").


 2. Ý chí bất khuất của dân tộc ta dưới ngọn Hoàng Kỳ:
Dưới lá cờ đỏ, dân tộc ta phải chịu tủi, chịu nhục, chịu kiếp an phận.
Đây, là lúc chúng ta cần nhắc lại ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta dưới ngọn Hoàng Kỳ.

Đó, thời Bà Triệu Hoàng Kỳ khởi nghĩa, được ghi lại trong sử sách:
"Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha.
Chông gai một cuộc quan hà,
Dù khi chiến tử còn là hiển linh."
(tích Bà Triệu đánh Ngô, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca).

Khi Bà Triệu phất ngọn cờ vàng khởi nghĩa đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược (nhà Ngô thời đó), bà đã tuyên bố thế nào?

Lời tuyên cáo của nữ anh hùng Bà Triệu (Triệu Thị Trinh, sinh Ất Tị 225, tuẫn tiết Bính Dần 246)
"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta!"
Lời bà nói, nghìn thu vang vọng mãi.

Ý chí kiên cường bất khuất đó trải dài theo lịch sử, và chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã thể hiện ý chí đó dưới ngọn cờ vàng 3 sọc đỏ, trong tuyên cáo ngày 14/2/1974, khi thông cáo trước công luận thế giới, trước sự kiện quân Trung cộng xâm lược ngang ngược Hoàng Sa bằng vũ lực ngày 19/1/1974 với sự đồng tình của Việt cộng.

Ta hãy đọc lại Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, tuyên cáo ngày 19 tháng 1 năm 1974 của Bộ Ngoại Giao VNCH:
Tuyên cáo của Việt Nam Cộng hòa trước hành động xâm lược ngang ngược của Trung cộng - ảnh chụp báo Thanh Niên
“Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết nhất của một Chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.

Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hòn đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.

Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này”.


3. Lịch sử cờ vàng - tại sao gọi cờ vàng là lá cờ Tự do và Di sản (Freedom and Heritage flag):
Ngày nay, ngọn Hoàng Kỳ được gọi là lá cờ Tự do và Di sản, bởi đơn giản: Lá cờ vàng là biểu tượng của sự tự do của người Việt khắp năm châu; và là lá cờ mang tính kế thừa, xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc (mang tính di sản).

3.1. Hoàng Kỳ là lá cờ di sản của dân tộc Việt Nam:

Khi được đọc lại những lời bất khuất của tiền nhân, của các anh hùng dân tộc vị Quốc vong thân dưới ngọn Hoàng Kỳ, lòng ta không khỏi thôi thúc việc đi tìm hiểu lịch sử lá cờ dân tộc Việt.

Ở bài trước (lịch sử lá cờ đỏ sao vàng), nếu như bạn thử tìm hiểu lịch sử Việt Nam, tại địa chỉ http://worldstatesmen.org/Vietnam.html, sẽ thấy rằng cha ông ta đã giữ vững ngọn cờ vàng qua các thời kỳ.

Vietnam flag history - WorldStatesmen.org

Lịch sử dân tộc ta gắn liền với Hoàng Kỳ.

Kể cả lúc bị thực dân Pháp đô hộ, dân tộc ta vẫn không hề buông bỏ hay tự/bị làm phai nhạt văn hiến Việt tộc, vẫn giữ vững truyền thống Hoàng Kỳ.
Ngọn Hoàng Kỳ khắc ghi những giá trị nhục-vinh của dân tộc, nhắc nhở chúng ta về một quá khứ hùng tráng lẫn bi thương của dân tộc Việt Nam.

Là bậc hậu sinh, chúng ta có phận sự giữ gìn di sản mà cha ông ta để lại.

Bởi tính kế thừa đó, ngọn Hoàng Kỳ được gọi là ngọn cờ di sản của dân tộc Việt Nam.

Cờ vàng gắn bó với chiều dài lịch sử dân tộc, trải các triều đại.
Tuy nhiên, khi lật lại lịch sử, thì chỉ có những đoạn sử nói về cờ vàng, chứ không thấy trang sử nào nói về hình dáng hay kích thước chuẩn xác về các ngọn cờ này:
Hoàng Kỳ qua các triều đại. Ảnh: TTXVA
 Đời sau có chép lại qua những vần thơ ca:



"Nước non Lam Sơn !
Nước non Lam Sơn !
Bóng cờ bay phấp phới
Khắp nơi cờ vàng
Khắp nơi cờ vàng
Muôn hồn quân Nam"
(nói về thời Lê Lợi)

Người đời sau làm thơ tưởng nhớ (bài "Đi Cống" của Nguyễn Nhược Pháp, làm ngày 10 tháng 3 năm 1933):


"Sứ bỗng nhìn quanh buồn ủ rũ:
Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ!
Vợ con ở chân trời mây phủ,
Hẳn đang nhìn bóng nhạn mong chờ...

Hỡi ai đi thẩn thơ miền núi!
Nhìn ngọn cây xanh gió thổi ào,
Tưởng lại cờ xưa vàng chói lọi,
Nên yêu người cũ hồn trên cao."


Ngọn cờ vàng đầu tiên ghi vào sử sách, là ngọn cờ khởi nghĩa chống quân phương Bắc xâm lược của Bà Triệu (225-248), như đã nói ở mục 2;

Ngọn cờ vàng thứ hai, ngọn cờ đã đi vào lịch sử dân tộc, và là ngọn cờ đầu tiên có hình dáng, kích thước cụ thể: Long Tinh Kỳ (1802-1885):
Long Tinh Kỳ 1802-1885 (Dragon Star Flag). Ảnh: Wikipedia

Long là Rồng, râu tua màu xanh dương chung quanh Hoàng Kỳ tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.
Ở dưới ngọn cờ này, vua Gia Long (Nguyễn Ánh) đã đẩy mạnh quá trình khai hoang, mở mang bờ cõi (xem thêm bài viết "Tóm gọn quá trình mở mang bờ cõi của ĐẠI VIỆT"), kể cả trên đất liền và ngoài biển cả.
Dưới thời Gia Long, theo sách Đại Nam thực lục Chính biên thì vào năm 1803, nghĩa là chỉ mới mấy tháng sau khi thành lập Vương triều Nguyễn, vua Gia Long đã chính thức “sai mộ dân ngoại tịch lập đội Hoàng Sa” theo như truyền thống có từ thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên gần 2 thế kỷ trước. Đặc biệt liên tục trong các năm 1815, 1816, ông “sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển” và triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ. Ông còn mở rộng quan hệ với các nước, nhận địa đồ đảo Hoàng Sa từ thuyền Mã Cao năm 1817, tuyên bố về hoạt động chủ quyền của Vương triều mình ở Hoàng Sa và Trường Sa mà không có bất cứ một quốc gia nào phản đối hay có ý định tranh giành với ông. Đây là một trong những trang đẹp nhất, rạng rỡ và ngời sáng nhất của lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ riêng Việt Nam, mà cả thế giới đều biết (xin xem thêm bài viết "Sự nghiệp lẫy lừng trên biển của vua Gia Long").

Ngọn cờ vàng thứ ba là lá cờ Cần Vương khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp xâm lược, còn gọi là Đại Nam Quốc kỳ, được dùng từ 1885-1890:
Đại Nam Quốc kỳ 1885-1890
Vua Hàm Nghi (tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh) xuống chiếu Cần Vương khi mới 12 tuổi, được dân chúng và các bậc sỹ phu yêu nước ủng hộ.
Đức vua không chịu khuất phục mà nhượng bộ giặc Pháp, khi chúng đòi tiến vào Ngọ Môn bằng cửa giữa (vốn là cửa chỉ dành cho Vua), buộc phái đoàn Pháp (trong đó có đại tá Guerrier) đi bằng cửa bên.
Nhìn nhận về sự kiện này, Marcel Gaultier đã viết:
"Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quan tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn. Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời..." (Wikipedia).
Tiếc thay, phản tặc Trương Quang Ngọc đã bắt ông khi ông mới 17 tuổi, chống Pháp được ba năm. Nhà vua đã chỉ thẳng vào mặt Trương Quang Ngọc mà nói rằng:
"Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây".
Ngọn cờ vàng thứ tư (1890-1920) là lá cờ do vua Thành Thái (tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu), một nhà vua yêu nước chống Pháp có chỉ dụ ban hành vào năm 1890:

Cờ vàng 3 sọc đỏ mang ý nghĩa Quốc Gia đầu tiên của Việt Nam (1890)
Người thiết kế ra lá cờ vàng 3 sọc đỏ là Họa sĩ Lê Văn Miến (1873-1943), vẽ vào năm 1890, khi đang học tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Quốc Gia Pháp (École nationale supérieure des Beaux Arts).
Vua Thành Thái là người có tinh thần dân tộc rất cao, khinh ghét bọn nịnh thần. Một viên quan lớn là Nguyễn Thân đã tiến con gái đến cho vua (là đệ nhất giai phi của Thành Thái) song cũng không được ông trân trọng. Có lần, cầu Long Biên ở Hà Nội, được lấy tên Toàn quyền Pháp Doumer, xây dựng xong, Hoàng Cao Khải đưa ra một danh sách xin nhà vua ban thưởng cho những người có công, nhà vua đã cười nhạt mà trả lời: "Ta có biết mặt mũi những đứa nào đâu". Những người Pháp thường xuyên gần gũi không được ông trọng thị lắm vì vậy họ thường có thành kiến với ông.
Dưới thời ngài, có nhiều công trình được xây dựng (các bệnh viện, trường Quốc họ, chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền...). Trường Quốc học Huế, cũng là do vua Thành Thái gợi ý thành lập nên, với thượng thư Ngô Đình Khả. Chính quyền thực dân Pháp phải đồng ý cho tiến hành những công trình đó.
Vua Thành Thái còn bí mật lập các đội nữ binh để che mắt Pháp. Một số tài liệu ghi rằng vua đã chiêu nạp được 4 đội, mỗi đội 50 người, đội trước huấn luyện xong thì trở về gia đình và nạp đội mới, khi có thời cơ sẽ cùng nổi dậy chống Pháp. Nhưng sự việc cuối cùng bị lộ khi Thượng thư Bộ Lại và Cơ mật viện báo cho Khâm sứ Pháp Levécque.

Các cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ này:
  • Phong trào chống thuế ở miền Trung của Trần Quí Cáp năm 1906;
  • Cuộc khởi nghĩa tại kinh thành Huế của vua Duy Tân cùng Thái Phiên và Trần Cao Vân năm 1916;
  • Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của Trịnh văn Cấn và Lương Ngọc Quyến năm 1917;
  • Biểu tình chống Pháp tại Tòa Đề hình Pháp ở Hà Nội, về án chung thân khổ sai của Phan Bội Châu, lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội năm 1925;
  • Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng do đảng trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo năm 1930... 
Lá cờ này mang nhiều ý nghĩa quan trọng:
  • Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ;
  • Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam;
  • Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu;

Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ này còn được mệnh danh là cờ "Quốc Gia". Như vậy, từ ngữ "Quốc Gia" có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với "thuộc địa", chớ không chỉ mới có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ "cộng sản" xuất hiện.

Ngọn cờ vàng thứ năm là lá Long Tinh Kỳ (thứ 2) của triều Nguyễn:
Long Tinh Kỳ 1920- 9/3/1945. Ảnh: Wikipedia
Lá cờ này được sử dụng song song với lá cờ Liên Bang Đông Dương (1923-9/3/1945) do Pháp đặt ra:
Cờ Liên Bang Đông Dương của Pháp 1923-1945
Ngọn cờ vàng thứ sáu là cờ quẻ ly của Đế Quốc Việt Nam, được dùng dưới thời chính phủ đương nhiệm Trần Trọng Kim, sau khi Hoàng Đế Bảo Đại (tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển) tuyên bố độc lập, hủy bỏ toàn bộ những hiệp ước ký kết trước đây với Pháp, và thu hồi chủ quyền Quốc Gia:
Quốc kỳ của Đế Quốc Việt Nam 11/3/1945 - 5/9/1945
Trong thời gian này, Hoàng Đế Bảo Đại có dùng Long Tinh Đế Kỳ, hình dáng gần giống với lá Long Tinh Kỳ thứ 2, tuy nhiên vạch đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 lá cờ, cho đúng tỷ lệ với cờ quẻ Ly:
Long Tinh Đế Kỳ 11/3 - 30/8/1945
Tài liệu của Cơ Sở Việt Tộc Paris có ghi chép về ý nghĩa của cờ quẻ Ly:
"Theo Kinh Dịch (khoa học đông phương nói về quy-luật biến-hóa của vạn vật) thì Quẻ Ly thuộc cung Hỏa ở phương Nam. Vì thế nên chữ LY phải mang màu đỏ của lửa. Hình-thể lá cờ tượng-trưng cho lảnh-thổ nên phải là hình vuông (trời tròn đất vuông); nay biến thành hình chữ nhật cho phù-hợp với quy-ước quốc-tế. Vì vậy nên lá cờ mang quẻ ly đã nói lên vị-trí của một Quốc-gia ở phương Nam, tức nước NAM. Nay nước Nam thì ai làm chủ? Màu vàng giải trên toàn thể lá cờ mà ngày xưa gọi là Hoàng Địa, nay ta gọi là Nền Vàng, có nghiã là dân Việt làm chủ trên mảnh đất đó."

Ngọn cờ vàng thứ bảy là lá cờ vàng sọc xanh của Chính Phủ Lâm Thời "Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc":
Cờ của chính phủ lâm thời Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc 1/6/1946-2/6/1948
Tại miền Nam, kể từ 9-10-45 sau khi giải giới Nhật, Anh chính thức giao quyền cho Pháp quản nhiệm hành chánh miền Nam vĩ tuyến 16. Kế đến Pháp trở cờ, tái lập "Cộng Đồng Liên Bang Đông Dương". Ngày 1-6-1946 nước "Cộng Hòa Nam Kỳ" ra đời, với nội các Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh. Lá cờ "Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc" có nền vàng bao bên ngoài ba sọc xanh ở giữa, chen giữa ba sọc xanh là hai sọc trắng. Ý nghĩa của ba sọc xanh là ba phần Việt, Miên, Lào trong liên bang Đông Dương sống hòa bình thịnh vượng (màu xanh và trắng). Chế độ "Nam Kỳ thuộc địa" tồn tại được 2 năm thì cáo chung với sự thành lập Quốc Gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc Trưởng kể từ 2-6-1948.


Ngọn cờ vàng thứ tám, quốc kỳ của Quốc Gia Việt Nam, và là quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa sau đó:
Quốc Kỳ Quốc Gia 2/6/1948 - (20/7/1954) - 30/4/1975
Lược sử:
  • Ngày 5-9-45, tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 hủy bỏ cờ Ly và dùng cờ Đỏ Việt Minh làm "Quốc kỳ", chính thức cáo chung sự hiện hữu của Cờ Quẻ Ly;
  • Ngày 6-1-46, bầu cử Quốc Hội do chính phủ Hồ Chí Minh tổ chức, kết quả là Việt Minh chiếm đại đa số trong tổng số 356 dân biểu. Tiếp đó, Quốc Hội nhóm họp khóa đầu tiên ngày 2-3-46 và công nhận Cờ Đỏ làm Quốc Kỳ cho VNDCCH;
  • Ngày 20-2-46, nhân dân Hà Nội biểu tình phản đối kết quả bầu cử có nhiều bằng cớ gian lận, đả đảo chính phủ Hồ Chí Minh, yêu cầu cựu hoàng Bảo Đại ra cầm quyền để kếp hợp toàn dân.
Vào năm 1948, Bảo Đại không muốn tái sử dụng Long Tinh Kỳ vì đó là Đế Kỳ của một đế chế mà ông đã chấm dứt vào tháng 8 năm 1945. Một ông vua tha thiết với nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ, đến nỗi chịu thoái vị vì quyền lợi tối thượng của đất nước, hẳn dư biết nguồn gốc của lá Cờ Vàng.
Các chi tiết lịch sử quan trọng khác góp phần vào việc chọn lựa cờ vàng: Đó là cái chết oan ức tại Phi Châu vào cuối năm 1945 của hoàng tử Vĩnh San, tức là cựu hoàng Duy Tân, và sự hiện diện tại Sài Gòn từ năm 1947 của cựu hoàng Thành Thái, thân sinh của Duy Tân. Cờ Vàng đã được dùng làm Quốc Kỳ lần đầu trong triều đại của hai vị vua này. Cả hai đã là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp dành độc lập vào đầu thế kỷ 20, mà hậu quả là cuộc xử tử các thủ lãnh Quang Phục Hội như anh hùng Thái Phiên, Trần Cao Vân vào năm 1916, và án lưu đày Phi Châu của hai vị vua ái quốc ấy. Năm 1942, hoàng tử Vĩnh San gia nhập quân đội Pháp (cánh De Gaulle), đến năm 1945 được thăng cấp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng. Khi Thế Chiến thứ 2 kết thúc, Tướng De Gaulle về Pháp cầm quyền, dự định cho ông về Việt Nam. Nhưng sau đó, có người tố cáo cho De Gaulle biết Vĩnh San luôn luôn ấp ủ chủ trương Việt Nam độc lập và thống nhất Nam, Trung, Bắc. Vì vậy, trong lần hội kiến với De Gaulle vào ngày 14-12-1945, ông bị khiển trách nặng nề và bị tước mất cấp bậc. Ông đã tâm sự với người bạn thân rằng ông lo ngại sẽ bị hại. Ngày 24-12-45, ông bị đưa về lại đảo Réunion. Hai hôm sau, ông bị tử nạn máy bay tại Trung Phi. Cái chết đầy nghi vấn của cựu hoàng Duy Tân đã làm dư luận Việt Nam xúc động và thương tiếc vị vua ái quốc. Năm 1947, cha ông là cựu hoàng Thành Thái lúc bấy giờ đã 68 tuổi, được Pháp cho về Sài Gòn, với điều kiện là ông không giữ bất cứ một trách nhiệm chính trị nào cả. Dù vậy, sự hiện diện của cựu hoàng Thành Thái cùng với cái chết của cựu hoàng Duy Tân hiển nhiên đã gợi lên tinh thần tôn kính hoài bão của hai vua. Chắc chắn Bảo Đại có đến thăm bậc Thái Thượng Hoàng khả kính của ông, và hội ý trong việc chọn Cờ Vàng làm Quốc Kỳ, nhưng ông không thể tiết lộ ra, vì sẽ phạm vào điều kiện của De Gaulle khi cho cựu hoàng Thành Thái về VN, là không được tham dự vào chính trị phục quốc. Sự rao truyền rằng Cờ Vàng do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ ra mà không nhắc đến sự hiện hữu của Cờ Vàng 50 năm trước, cũng có dụng ý. Đó là vì nhu cầu bảo vệ an nguy của cựu hoàng Thành Thái.
Vì thế, việc Quốc Trưởng Bảo Đại lựa chọn Cờ Vàng của thời chống Pháp làm Quốc Kỳ cho tân chế độ là một quyết định sáng suốt và hợp chính nghĩa.

Vì nguồn gốc kháng Pháp hào hùng của Cờ Vàng, mà năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức "trưng cầu dân ý", lập ra chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, quốc hội mới vẫn giữ nguyên quốc kỳ của một chế độ đã cáo chung. Cuộc đảo chánh năm 1963, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hòa, lập nên Đệ Nghị Cộng Hoà, Cờ Vàng vẫn được giữ nguyên là Quốc Kỳ cho đến khi miền Nam bị miền Bắc thôn tính.

3.2. Hoàng Kỳ là biểu tượng cho Tự do:


Lá cờ Tự do và Di sản 1/5/1975-nay
Kể từ ngày 30-4-1975 đến nay, hàng triệu người Việt không muốn sống dưới chế độ CHXHCNVN, đã tìm mọi cách thoát ra khỏi nước. Suốt gần ba thập niên qua, tại khắp nơi trên các nước tự do, Cờ Vàng luôn luôn được dùng làm biểu tượng của dân tộc VN trong mọi cuộc lễ nghi, hội họp. Từ dịp vui mừng ngày hội tết, cho đến dịp kỷ niệm ngày 30-4, Cờ Vàng luôn luôn được kéo lên, không phân biệt ban tổ chức thuộc đảng phái chính trị hay hội đoàn xã hội nào.

Bối cảnh lịch sử cho sự trở lại của cờ vàng (chiến dịch cờ vàng):


Trong hơn 20 năm từ khi lớp người Việt Nam tỵ nạn đầu tiên đến Mỹ sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, cộng đồng người Mỹ gốc Việt hình thành một cách đơn lập, hoàn toàn không có sự can thiệp của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hơn nữa nhiều người Việt tỵ nạn còn chọn đường lối tuyệt giao và đối lập chính trị với chính quyền Việt Nam. Lệnh cấm vận của Hoa kỳ duy trì và củng cố sự cách ly này.
Khi Việt Nam bãi bỏ chế độ hà khắc là bao cấp theo đúng tinh thần của chủ nghĩa cộng sản, để quay về một phần với nền kinh tế thị trường của Tư Bản (mà VN gọi là thời "đổi mới"), việc bang giao giữa hai nước dần tiến từng bước chậm. Mãi đến 1 tháng 7 năm 1995 thì hai nước mới lập bang giao. Cũng vì mối bang giao này mà lá cờ đỏ sao vàng của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xuất hiện công khai ở Mỹ. Sự kiện này gây nhiều phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn vốn không có cảm tình với chính quyền Việt Nam hiện hữu.
Đầu năm 1999, cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở giữa Little Saigon, Westminster, CA trong một cửa tiệm của Trần Văn Trường cùng với hình chân dung Hồ Chí Minh khiến dư luận xôn xao gây nhiều bất bình. Cộng đồng người Việt tỵ nạn tổ chức biểu tình phản đối liên tục trong suốt 53 ngày đêm trong khi đợi toà án xét xử. Cuối cùng cờ đỏ phải dỡ xuống. Tuy nhiên luật pháp chấp nhận quyền tự do phát biểu của cả hai bên: Trần Văn Trường có quyền treo cờ đỏ nhưng cộng đồng cũng có quyền biểu tình phản đối. Hệ quả là "Chiến dịch Cờ Vàng” phát động.

Tiến trình của chiến dịch:

Khởi đầu là nghị quyết số 3750 ngày 19 tháng 2 năm 2003 của thành phố Westminster, CA công nhận lá cờ vàng của chính thể Việt Nam Cộng hoà cũ làm lá cờ chính thức đại diện cộng đồng người Việt ở địa phương này.
Tiếp theo đó là thành phố Garden Grove, CA với nghị quyết số 8486-03 ngày 11 tháng 3, 2003. Hai thành phố Westminster và Garden Grove là nơi tập trung nhiều người Việt tại Mỹ, mệnh danh là "Little Saigon" nên vận động của người Việt ở đây có sức mạnh đáng kể.

Tháng 4 năm 2003, người Việt vùng Washington, DC thuyết phục được thành phố Falls Church, Virginia công nhận cờ vàng với nghị quyết TR-03-07. Sang tháng 5, 2003 thì thành phố Milpitas miền bắc California và sau đó tháng 6, 2003 toàn quận hạt Santa Clara công nhận.

Phong trào tìm chỗ đứng cho cờ vàng từ đó lan rộng. Đến tháng 7 thì tiểu bang Louisiana công nhận. Đây là đơn vị hành chính địa phương lớn nhất ở Mỹ nhìn nhận lá cờ này vào thời điểm giữa năm 2003.

Vận động kế tiếp nhắm vào cấp tiểu bang và theo đó có New Jersey (9 tháng 2, 2004), Georgia (1 tháng 4, 2004), Virginia (15 tháng 4, 2004), Colorado (30 tháng 4, 2004), Florida (29 tháng 10, 2004), Texas (11 tháng 11, 2004), Oklahoma (24 tháng 2, 2005), Minnesota (6 tháng 6, 2005), Ohio (30 tháng 7, 2005), Nebraska (26 tháng 4, 2007), Michigan (3 tháng 6, 2007), Massachusetts (03.2009) lần lượt thông qua nghị quyết công nhận cờ vàng là lá cờ chính thức của cộng đồng người Mỹ gốc Việt; quan trọng nhất là tiểu bang California, tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ thông qua ngày 5 tháng 8 năm 2006. 

Năm 2008, Đảng Cộng sản Việt Nam (hiện là đảng đang nắm chính quyền hiện hành ở Việt Nam) đề ra Nghị quyết 36 trong đó có chủ trương tăng cường thông tin, tuyên truyền với người Việt Nam ở nước ngoài về tình hình Việt Nam và chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Hành động này lại gây thêm phản ứng chống đối ở Hải ngoại và nỗ lực bảo vệ địa vị lá cờ vàng tiếp tục.

Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2008, Cờ vàng ba sọc đỏ đã được 14 tiểu bang, 7 quận hạt, 88 thành phố tại Hoa Kỳ chính thức công nhận là lá cờ đại diện cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Cờ vàng thường xuyên xuất hiện trong các lễ nghi và sinh hoạt cộng đồng như cuộc diễn hành Tết ở Mỹ.

Đầu tháng 2 năm 2009, thành phố Santa Ana, CA, lỵ sở và cũng là thành phố lớn nhất quận Cam rồi đến Irvine ngày 25 Tháng Giêng 2011 cũng đã thông qua nghị quyết chọn cờ vàng làm cờ đại diện cho cộng đồng người gốc Việt ở vùng này.


Kết quả của chiến dịch:

Hiện nay, cờ vàng luôn luôn là biểu tượng cho sự tự do của người Việt ở khắp năm châu (Mỹ, Úc, Đức, Anh, Canada, Pháp, Việt Nam)...
Xem thêm tại link của Wikipedia ở cuối bài.


Sau đây là vài hình ảnh tiêu biểu của cờ vàng 3 sọc đỏ - lá cờ Tự do và Di sản của người Việt:
Cờ vàng tại New York, lễ hội Văn hóa (Cultural Parade), 2000
Cờ vàng tại Frankfurt-Germany, 30/6/2003
Cờ vàng tại Sydney-Australia 2-12-2003: Hơn 12000 người biểu tình chống lại SBS TV, đã được truyền tải trực tiếp lên chương trình thời sự của Việt Nam
Cờ vàng tại Little Sài Gòn - Mỹ, tết Mậu Tý 2008
Cộng đồng NVHN diễn hành với cờ vàng tại San Jose trong Tết Kỷ Sửu 2009
Cờ vàng 3 sọc đỏ tung bay một cách giản dị nhưng đầy kiêu hãnh, Cần Thơ, 30/4/2011
Rất giản dị nhưng mang đầy ý nghĩa thiêng liêng: Cờ dán, và tre, Cần Thơ, 30/4/2011
Không thể không nhắc tới 2 tuổi trẻ với lòng nhiệt huyết, lòng yêu nước nồng nàn: Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. 2 bức ảnh sau từ Nam California, USA, trong "Đêm Thắp Nến Vinh Danh Hào Khí Tuổi Trẻ Việt Nam và Cầu Nguyện Cho Các Tù Nhân Lương Tâm", ngày 24-05-2013:

Nguyễn Phương Uyên
Đinh Nguyên Kha




Các nguồn bài viết tham khảo:

2 nhận xét:

  1. Cẩn thận nha bà con, đưa lá cờ vàng 3 que chính thật này treo tạo Việt Nam là dễ bị anh công an bắt đó.

    Trả lờiXóa